Tổng quan Hổ đấu với sư tử

Trong tất cả thú dữ sống trên cạn thì sư tử và hổ luôn được coi là có sức mạnh vô địch.[5]châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, và nhiều nơi ở châu Á người ta tôn sư tử làm Chúa sơn lâm (King of the Jungle), Vua của dã thú. Trong khi đó, cũng có một số nơi ở châu Á, hổ được coi là Chúa sơn lâm. Trong tự nhiên, trên cơ bản thì phạm vi phân bố lãnh thổ sinh sống của sư tử và hổ khác nhau, hổ sống ở châu Á, còn sư tử phân bố chủ yếu ở châu Phi. Cả hai loài này đều sống trên lãnh thổ của mình, không có cơ hội để đọ sức. Trong vườn bách thú cũng không có việc nhốt chung những con sư tử đắt giá với hổ để xem chúng quyết đấu.

Tuy nhiên, trong tự nhiên có những vùng sinh thái có sự chồng lấn giữa phạm vi lãnh thổ sinh sống của sư tử và hổ (như Ấn Độ (Panthera leo persicaPanthera tigris tigris), Ba Tư (Panthera leo persica và Panthera tigris virgata), Beringia (Panthera leo spelaea (hay Panthera spelaea) và Panthera tigris)[9][10][11]...) thì sư tử và hổ đã có sự cạnh tranh sinh tồn trong tự nhiên,đặc biệt là tại Ấn Độ, có ý kiến lo lắng cho sư tử khi phân bố trên lãnh thổ có sự tồn tại của loài hổ.[12][13] Sư tử và hổ cũng có dịp được quyết đấu và đọ sức trong điều kiện bị giam cầm, nuôi nhốt trong các cuộc chiến được tổ chức một cách có chủ ý hoặc là kết quả của một sự cố ngẫu nhiên như xổng chuồng, đi lạc.... những cuộc đụng độ giữa 2 loài mèo lớn này và chúng nhanh chóng biến thành những cuộc chiến khủng khiếp, khiến người chứng kiến kinh sợ.[7]

Sư tử và hổ cùng tồn tại ở miền Trung Ấn Độ cho đến cuối thế kỷ 19 và một số trận đọ sức giữa 2 loài đã được ghi nhận.[14] Một nghiên cứu của Đại học Minnesota, Mỹ đã chỉ ra rằng những con sư tử ở vùng này bị săn bắt nhiều hơn hổ do lãnh thổ nó phân bố tại vùng đồng bằng nên đã bị xua đuổi để lấy đất sinh sống cho người dân, do đó đến nay phân bố của loài sư tử châu Á chỉ còn tập trung tại rừng Gir, nơi không có con hổ sinh sống và khả năng xung đột giữa hai loài này cũng ít khi xảy ra.[14] Tuy nhiên nghiên cứu cũng để ngỏ khả năng xung đột giữa hai loài khi có sự hiện diện của sư tử và hổ và sẽ "kích hoạt các cuộc đụng độ thường xuyên".[14][15] Một nghiên cứu khác cũng cho rằng cần phải bảo vệ loài sư tử vì những con hổ mạnh mẽ hơn và to lớn hơn so với những con sư tử sẽ là mối đe dọa tiềm tàng cho sự sống còn của con sư tử ở vùng này.[16] Có ý kiến cho rằng từ xưa ở Vân Nam, Trung Quốc cũng đã có sư tử. Nhưng ngày nay ở châu Á không còn sư tử hoang dã trên những vùng rộng lớn, như Trung Quốc và Đông Nam Á. Các nhà khoa học đoán định chính loài hổ đã lấn chiếm lãnh thổ của sư tử khỏi những vùng rừng núi rậm rạp tới vùng hoang mạc, thảo nguyên ở Bắc Ấn Độ, bán đảo Ả Rập và châu Phi.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hổ đấu với sư tử http://www.sbs.com.au/news/article/1496217/tiger-k... http://en.allexperts.com/q/Tigers-3675/2008/4/asia... http://www.animalplanet.com/tv-shows/animal-planet... http://bigcatnews.blogspot.com/2006/09/study-of-li... http://fishowls.com/Slaght%20et%20al%202005.pdf http://www.flonnet.com/fl2210/stories/200505200001... http://www.freewebs.com/jackjacksonj/tigervslionac... http://books.google.com/?id=Mb8BAAAAQAAJ&printsec=... http://books.google.com/books?id=3xfjyTqqR7IC&pg=P... http://books.google.com/books?id=7bncduYFrVYC&pg=P...